Nguyen Bao Han
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của Bảo Hân!
Mời bạn hãy đăng nhập vào nhé nếu chưa thì hãy đăng ký đễ sài tài khoản chính chủ nhé Smile !

Join the forum, it's quick and easy

Nguyen Bao Han
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của Bảo Hân!
Mời bạn hãy đăng nhập vào nhé nếu chưa thì hãy đăng ký đễ sài tài khoản chính chủ nhé Smile !
Nguyen Bao Han
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hôn nhân đồng giới: 'Không cấm' có nghĩa là 'cho phép'?

Go down

Hôn nhân đồng giới: 'Không cấm' có nghĩa là 'cho phép'? Empty Hôn nhân đồng giới: 'Không cấm' có nghĩa là 'cho phép'?

Bài gửi by BaoHan Thu Jul 11, 2013 3:59 pm

[b style="font-weight: 700;"]Về quan hệ tài sản giữa hai người đồng giới chung sống với nhau mà các bên có thỏa thuận về tài sản, thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được xác định theo thỏa thuận đó.

[/b]
[b style="font-weight: bold; background-color: rgb(255, 255, 0);"]Có thể bỏ qui định cấm![/b]

Dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân & gia đình mới nhất đang được lấy ý kiến góp ý đã đưa ra phương án bỏ qui định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Nhưng “không cấm” liệu có phải là “cho phép” những người cùng giới được kết hôn, theo “suy luận” công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cán bộ, công chức thì chỉ được làm những gì pháp luật cho phép?

Cụ thể, dự thảo Luật Hôn nhân & gia đình sửa đổi đưa ra hai phương án về những trường hợp cấm kết hôn. Phương án 1, cấm với những người sau: Người đang có vợ hoặc có chồng; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Phương án 2, ngoài những người theo phương án 1 còn cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính hay không hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Quan điểm ủng hộ phương án 1 cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước chưa nên thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng trong Luật Hôn nhân & gia đình cần phải có các quy định để một mặt giúp phần ngăn ngừa thái độ kỳ thị đối với những người cùng giới tính, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ về tài sản và con (nếu có) trong trường hợp họ sống chung với nhau như vợ chồng.

Hôn nhân đồng giới: 'Không cấm' có nghĩa là 'cho phép'? Boyvn-07-07-2013-cuocsong-AM-02

Theo quan niệm truyền thống cũng như thực tiễn dựng vợ, gả chồng của người Việt Nam hàng ngàn năm nay thì quan hệ vợ chồng phải là quan hệ tình cảm giữa hai người khác giới, tức là giữa nam và nữ. Quan niệm này đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Vấn đề hôn nhân đồng giới là vấn đề nhạy cảm. Do đó, việc luật hóa hôn nhân giữa những người cùng giới tính cũng cần phải được xem xét, cân nhắc, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là phải có lộ trình, bước đi phù hợp. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, bước đi phù hợp nhất của pháp luật Việt Nam là Nhà nước không nên can thiệp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới, khuynh hướng tính dục của người đồng tính. Cần tôn trọng việc sống chung như vợ chồng của họ cũng như các thỏa thuận của họ trong việc xác lập và giải quyết các vấn đề phát sinh từ cuộc sống chung của họ; đồng thời cần có những quy định pháp luật thích hợp để giúp họ giải quyết một cách ổn thỏa các hậu quả pháp lý của việc sống chung này nhằm góp phần bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự và sự ổn định của các quan hệ xã hội.

[b style="font-weight: bold; background-color: rgb(255, 255, 0);"]Bổ sung qui định giải quyết hậu quả sống chung của người đồng tính[/b]

Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước cũng giải quyết vấn đề này một cách có lộ trình, tức là trước hết, Nhà nước thừa nhận quyền chung sống như vợ chồng của người đồng tính rồi sau đó mới có quy định về thừa nhận hôn nhân giữa những người này. Ví dụ: Hà Lan quy định về việc đăng ký kết hợp dân sự giữa những người cùng giới tính vào năm 1998, nhưng đến năm 2001 mới thừa nhận chính thức hôn nhân hợp pháp giữa người cùng giới; Canada thừa nhận quyền chung sống của người đồng tính vào năm 1999, đến năm 2005 mới thừa nhận quyền hôn nhân giữa họ với nhau; Cộng hòa Pháp thừa nhận quyền chung sống của người đồng tính từ năm 1999 và đến năm 2013 mới thừa nhận hôn nhân đồng giới... Tại châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ không thừa nhận hôn nhân đồng tính, nhưng đã hợp pháp hóa quan hệ đồng tính vào năm 1997 (Trung Quốc), 2009 (Ấn Độ). 

Ngược lại với quan điểm được cho là “tiến bộ và nhân văn” nói trên là quan điểm nên tiếp tục kế thừa qui định của pháp luật hiện hành về cấm kết hôn giữa những người đồng giới. Quan điểm này cho rằng, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân, cũng như với quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình ở nước ta. Cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật là Bộ Tư pháp đồng ý với ý kiến thứ nhất, và trong dự thảo Luật đã bãi bỏ khoản 5 Điều 10 của Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, đồng thời bổ sung quy định về giải quyết hậu quả việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính.

Theo đó, việc hai người cùng giới chung sống với nhau thì không làm phát sinh quan hệ hôn nhân trước pháp luật, tương tự việc hai người dị tính không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau. Tuy nhiên, hai người dị tính sống chung mà muốn đăng ký kết hôn, nếu không vi phạm các điều cấm, thì được pháp luật thừa nhận là vợ chồng, còn hai người đồng tính, không thể đăng ký kết hôn được.

Hôn nhân đồng giới: 'Không cấm' có nghĩa là 'cho phép'? Boyvn-07-07-2013-cuocsong-AM-03

Về quan hệ tài sản giữa hai người đồng giới chung sống với nhau mà các bên có thỏa thuận về tài sản, thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được xác định theo thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về tài sản hoặc thỏa thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự về sở hữu riêng và sở hữu chung theo phần. Người thực hiện các công việc nội trợ trong quan hệ sống chung được tính công sức như người trực tiếp tạo lập tài sản trong thời gian sống chung khi phân chia tài sản chung.

Trong trường hợp hai người đồng tính nhận con nuôi chung, thì nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ, con được xác định theo luật, tương tự như những người dị tính bình thường nhận nuôi con nuôi, kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Trường hợp một trong hai người đồng tính có con riêng, mà người kia muốn nhận đứa con riêng này làm con nuôi của mình thì quyền lợi, nghĩa vụ giữa người nhận đứa trẻ làm con nuôi cũng được xem xét như việc nuôi con nuôi nói chung (đứa trẻ sẽ có mẹ đẻ và mẹ nuôi, hoặc bố đẻ và bố nuôi). Giữa những người đồng tính với con nuôi cũng phát sinh quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc, tài sản... giống như quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ nuôi là người dị tính.

Việc dự thảo luật đưa ra quan điểm bỏ qui định cấm hết hôn giữa những người đồng tính đang khiến nhiều người băn khoăn. Luật sư Trương Văn Hải, Đoàn LS Hà Nội cho rằng, dự thảo Luật không cấm kết hôn đồng giới, nhưng không đồng nghĩa với việc cho phép những người cùng giới được kết hôn, như nhiều người đang suy luận!

Tinh thần của dự thảo luật đã “cởi mở” hơn khi bỏ qui định cấm, và đưa ra những qui định để giải quyết các quan hệ tài sản chung, con nuôi chung giữa hai người cùng giới sống chung. Theo LS Hải, đây là qui định tiến bộ, phù hợp với thực tiễn hiện nay. “Công nhận hôn nhân đồng giới là điều nhiều nước đã làm, nhưng đều cần có lộ trình phù hợp, để xã hội dần chấp nhận rồi đi đến thừa nhận về mặt pháp lý, bởi hôn nhân đồng giới theo quan niệm của người Việt vẫn là điều “bất thường”, ngược với truyền thống, trái với tự nhiên, không phù hợp với chức năng của gia đình là duy trì nòi giống. Chưa kể, việc nuôi con nuôi của hai người đồng tính trong môi trường xã hội như hiện nay cũng dễ ảnh hưởng đến nhận thức, tâm sinh lý của đứa trẻ được nhận nuôi”, LS Hải nói. Cho phép kết hôn đồng giới sẽ dẫn đến nhiều thay đổi, hệ quả pháp lý, ví dụ như định nghĩa “cha”, “mẹ” trong luật dân sự sẽ không phù hợp trong “gia đình” đồng giới…

Từ năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới đã loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Dưới góc độ y tế thì đồng tính không phải là một loại bệnh, do đó, y học không thể can thiệp và cũng không thể chữa khỏi. Còn dưới góc độ quyền con người, thì người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Vì vậy, việc bỏ qui định cấm kết hôn đồng giới là cần thiết, tạo điều kiện cho người đồng giới công khai giới tính, sống thật với chính bản thân mình. Điều này cũng sẽ tạo ra “hiệu ứng” giảm kỳ thị, phân biệt đối xử trong xã hội và với ngay cả gia đình của người đồng tính – những người mà theo cái nhìn của người dị tính là “không may mắn”!
Hôn nhân đồng giới: 'Không cấm' có nghĩa là 'cho phép'? Reddot  
 
Hôn nhân đồng giới: 'Không cấm' có nghĩa là 'cho phép'? Phapluat-Xahoi

BaoHan
Admin

Nam Tổng số bài gửi : 107
Birthday : 30/11/1998
Join date : 29/05/2013
Age : 25
Đến từ : Việt Nam

https://nguyenbaohan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết